Thứ Tư, 2 tháng 8, 2017

75% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi đều thiếu chất này

Kẽm là vi chất rất quan trọng trong cơ thể nhưng 75% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi đều bị thiếu  chất này mức nặng, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển trí tuệ và chiều cao của trẻ.

Tin đọc thêm:


- Những tính năng ưu việt của máy lọc nước Kangaroo 


Tại hội nghị truyền thông nhân ngày vi chất dinh dưỡng vừa diễn ra, BS Trần Khánh Vân, Phó trưởng khoa Vi chất dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, tình trạng trẻ em và người lớn thiếu kẽm ở nước ta đang ở mức báo động.

Theo thống kê năm 2015 cho thấy, chiếm khoảng 64% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bị thiếu kẽm. Tỉ lệ này ở phụ nữ mang thai thiếu kẽm là hơn 80%.

Trẻ em dưới 5 tuổi thiếu kẽm trung bình chiếm gần 75%, trong đó khu vực miền núi chiếm tới 80,8%, còn nông thôn 71,6%; và thành thị ở 49,7%

Thông thường, những người thiếu kẽm không có biểu hiện đặc thù gì. Sự thiếu hụt chỉ được phát hiện thông qua xét nghiệm huyết thanh. 

Chất kẽm tham gia vào hơn 200 loại enzyme chuyển hóa trong cơ thể, có tác động tới sự phát triển chiều cao, trí tuệ của trẻ. Bà mẹ mang thai thiếu kẽm sẽ làm tăng biến chứng trong thời kỳ thai nghén - Bà Vân cho biết. 

Đối với trẻ thiếu kẽm sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng thấp còi, nhẹ cân, trẻ biếng ăn, ngủ hay giật mình. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nhu cầu kẽm hàng ngày của trẻ sơ sinh khoảng 2-3mg/ngày,  đối với trẻ 4-8 tuổi cần 5mg, còn người lớn cần 8mg/ngày và con số này đối với phụ nữ mang thai và cho con bú ở mức 11-13mg/ngày.

Chất kẽm thường phải dung nạp qua ăn uống chứ cơ thể không tự sản sinh ra được. Khi thiếu chất kẽm, cơ thể sẽ huy động nguồn dự trữ từ gan và lá lách. Tuy vậy, kẽm chỉ có thể tồn tại được trong cơ thể 12 ngày, vì vậy việc bổ sung đều đặn hàng ngày là rất cần thiết. 

Chất kẽm có nhiều trong đồ biển, trứng, các loại thịt như thịt bò, gà, heo. Các loại hạt ngũ cốc cũng có nhưng ít và khó thấp thu.

Thực tế, bữa ăn người Việt thường ngày hiện đã đáp ứng đủ nhu cầu về năng lượng, chất đạm nhưng chưa đáp ứng  đầy đủ nhu cầu về các vitamin và khoáng chất như kẽm, I ot, sắt, vitamin D, canxi. 

Cũng theo BS Vân, nhóm đối tượng nguy cơ cao dễ bị thiếu vi chất dinh dưỡng nhất là trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai. Tình trạng thiếu máu và thiếu vitaminA, vitamin D và can xi ở phụ nữ và trẻ em cũng đang là một vấn đề chưa được giải quyết do  bữa ăn hàng ngày chưa đủ chất. 

Thiếu vi chất dinh dưỡng chính là ”nạn đói tiềm ẩn”, gây ra những ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ, dẫn đến sự chậm phát triển chiều cao, cũng như thể lực, trí tuệ, giảm khả năng sinh sản và lao động của người lớn, cản trở sự phát triển toàn diện của trẻ em- thế hệ tương lai của đất nước.

Sưu tầm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét